Wednesday, 16 December 2015

Vùng đất thần tiên

Sáng sớm, anh thức dậy rồi nhưng còn nằm nướng tí, thư giãn nghe tiếng chim chóc hót trong vườn, bò nghé kêu ngoài chuồng - dĩ nhiên qua tiếng vọng của hệ thống âm thanh sua-rao (surrounded) y như trong rạp hát vậy á, một tích hợp tự động cho những dịch vụ xây cất nhà cửa ở đây

Rồi rốt cuộc cũng phải trở dậy.

Anh nhấn nút, hệ thống cho ăn tự động tuồn thức ăn qua 5 cái máng cho bọn lợn bò heo gà. Trứng gà được thu tự động bỏ vào thùng cất kỹ, khi dùng lại nhất nút, có hệ thống báo luôn còn bao nhiêu quả trứng, hay giả anh muốn bán chúng đi thì giá hợp tác xã là bao nhiêu... cả bọn trứng ngỗng hay trứng rùa anh thả hoang dọc bờ sông chạy dài theo khu dất cũng thế


chuyen-thuong-ngay-vung-dat-than-tien
Bắp cải chồn
Nghĩ về cái ngày mới chuyển về vùng đất này còn thấy sợ. Một vuông đất nhỏ tí tuềnh toàng, chưa có hàng xóm. Dấu hiệu cộng đồng duy nhất là những thông báo tham gia hợp tác xã, những thứ giống má anh có thể mua để tự trồng, một con gà và một con dê, coi như quà tặng.

HTX thông báo luôn những con giống gì anh có thể mua để nuôi, căn cứ theo kinh nghiệm của anh. MÀ chả cứ thì đừng, tiền quái đâu mà mua, cứ gà với dê thôi. Thả rông. HTX bảo đảm không ai bắt.

Cái anh thích ở đây là sự kết nối hàng xóm từ từ sau đó. Ngạc nhiên khi yêu cầu đầu tiên từ hàng xóm là yêu cầu giúp đỡ, dù họ giàu hơn anh rất nhiều. Anh đã sang nhà hàng xóm, ngất ngây vì khung cảnh trang trại của họ, giúp họ tưới tiêu, thu hoạch, làm bánh, làm bếp ... đủ thứ, lòng mong mỏi một ngày mình có mảnh đất y như vậy, anh sẽ xây nhà ra sao... ra sao...

Sốc tiếp.

Ở đây anh có thể tự khai hoang, haha ... với từng vuông đất một. Cứ mỗi vuông lại có yêu cầu riêng về nhổ bỏ gốc cây mục, đường lối ...vv... Phải bắt đầu từ vuông bên tráí, đi hết một vòng khu đất dành cho anh thì lại đến một vuông tiếp đó, lại cũng bắt đầu từ bên trái

Sốc thứ hai là các loại chuồng trại ở đây phải theo mẫu, với hệ thống máng ăn, vệ sinh được thiết kế hàng loạt. Anh yêu cầu, HTX sẽ cho người vác đến cái khung, anh tự đốn cây xẻ gỗ mà làm y như thiết kế, không thiếu thừa dù chỉ một ít. Đương nhiên hàng xóm rất có ích. Chẳng bao lâu anh đã biết cách kêu gọi sự giúp đỡ, cũng như rất hăng đi vần công. Ở đây dù sự giúp đỡ rất hào sảng, nhưng không phải là không công. Rất tự nhiên, mỗi hàng xóm sẽ trở về nhà với bốn thùng nước và bốn gói phân sinh thái nhỏ, lạy trời không phài lấy từ nguồn nước bé tí ri rỉ mỗi giờ một ít trên đất của anh, hay cái hệ thống thu phân chằng thu được bao nhiêu từ bọn gà qué thảm hại của anh. Chúng được tài trợ bởi HTX, nhằm làm cho vùng này phát triển và khuyến khích các công dân làm việc. Và mỗi khi anh hoàn thành phần việc mà anh được yêu cầu làm, về nhà anh cũng thấy bồn nước và kho phân tăng một lượng tương ứng.

Thế nhưng, sự giúp đỡ - hay đi vần công, phải tuân thủ theo luật HTX. Anh gửi yêu cầu, người ta chấp nhận, lên danh sách những thứ cần làm thì anh mới được làm. Và phần thưởng cũng chỉ có giới hạn trong những chuyến đầu. Khi anh còn là người quá mới, phần thưởng đó chấm hết sau bốn trang trại anh đổi công. Chắc vì kinh nghiệm chưa nhiều hay sao ...

Giờ đây, chỉ có nhưng yêu cầu bắt buộc từ HTX thì anh mới đi hehe..., bởi trang trại của anh giờ đã có nhiều người đến làm.

Mỗi tháng phài hoàn thành ít nhất mười lăm yêu cầu từ HTX cho các chương trình thiện nguyện, bánh trái, sản vật từ vườn, rau củ ... vv... không làm cũng không sao, nếu anh có cái mặt dày mo khi mỗi sáng nhìn cái bảng thông báo điện tử được đặt ngay cổng. Các vị chức sắc trong HTX cũng đến nhắc hoài. Lúc đầu, quay cuồng vì cơm áo, vì những cái chuồng đóng dở, anh mặc kệ. Nhưng rồi anh nhận ra rằng tham gia thì có lợi hơn, vì dù giá bán thiện nguyện thấp hơn nhưng bù lại, mức thưởng cũng khá sau khi hoàn thành cơ bản...

Cũng chính ở đây anh gặp cô vợ mà giờ này đang tung tăng dưới ánh nắng mặt trời cùng hai nhóc tì rất kháu. Cả ba đang vẫy tay về hướng cửa sổ căn phòng điều khiển, nơi anh đang đứng ấn nút cho gà ăn, cho bò ăn, cho heo ăn...vv... Trước đây mọi việc chỉ mình anh làm bằng tay, rồi sau những cố gắng điên cuồng để cất được căn nhà gỗ, trên mảnh đất nhìn qua trang trại bằng con đường đất nhỏ, anh đã có thể ấn nút để làm mọi thứ. Click - gà đã có cám, trứng được chuyển vào kho ... vv...

Anh chưa từng thấy kiểu HTX nào như thế này. Gọi là CNXH cũng không phải mà tư bản cũng không phải. Có những cái luật rất kỳ cục, như anh chưa làm nhà thì chưa được cưới vợ sinh con. Phải có dù đơn giản chỉ là mẫu (lại mẫu) nhà nông thôn đơn giàn nhất, thua xa mấy cái mẫu nhà gỗ mắc như điên dại mà anh cất bên bờ sông. Nhưng phải chịu thôi, với lại, luật đó cũng dễ chịu.

Lan man chút rồi anh phóc qua với vợ và hai con. Phải nhanh chóng tháo nước trong bồn chứa để tưới tiêu. Mỗi ngày HTX cung cấp nước cho bồn chứa một lần, sau bao nhiêu ngày làm lụng vất vả anh đã xây cái bồn đủ cho việc tưới rau lúa mỗi ngày, nhưng cây ăn trái thì vẫn phải chờ rỉ nước từ nguồn. Tháo nước chậm thì có nước cũng chậm, mọi thứ lập trình không xin xỏ được.

Ngoài cửa hàng xóm đến đổi công đã sẵn. Phải nhanh chóng thu xếp việc cho họ. Lượt giúp đỡ cũng đã lập trình. Ngay khi anh thu xếp người cuối cùng cho đợt buồi sáng, đồng hồ sẽ chạy cho đến khi tới giờ cho lượt buổi chiều, vốn cách nhau đúng tám tiếng không hơn kém...

Ngày nào cũng có thứ rau trái này kia đến lượt thu hoạch, cũng có con gì đó trong tổng số tám mưới lăm đầu gia súc gia cầm của anh đến lượt giết mổ. Nếu loại một con già yếu, anh được quyền mua một con non thay thế, nhưng không được vượt quá số lượng tối ưu của cái chuồng mà anh đã đóng theo mẫu ...

Ở đây cái làm ra sự khác biệt giữa anh nông dân này và anh nông dân khác là độ lớn của miếng đất, của chuồng trại và cách thiết kế, còn lại tuốt tuột mọi thứ đều giống nhau. Panel lát đường đi cũng vậy.

Đến mùa giáng sinh, HTX bắt treo đèn cả vào giếng nước.

Mùa halloween, thay vì phần thưởng như thường lệ thì là những cuộc thi đua, mọi người giành nhau xe kéo bí, nhà bí, hàng rào trang trí quả bí, thành ra khắp nơi vàng chóe màu bí.

Mùa lễ tạ ơn thì cho gà tây thi chạy, cùng lúc với bán giống gà tây.

Nói chung, hoạt động và niềm vui rất là nông dân, nghĩa là farmer.

Và vùng đất đó là FarmVille.

hehehe


No comments:

Post a Comment